Tiếp cận quản lý tài nguyên thiên nhiên tổng hợp là một trong những cách thức quản lý đất đai tốt nhất cho một vùng sinh cảnh nhất định. Kết quả của quá trình giao đất giao rừng phần nào phụ thuộc vào thể chế chính sách cũng như quá trình thực thi những chính sách này.
Rừng và loài cây rừng ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Rừng cung cấp những sản phẩm và dịch vụ thiết yếu cho hơn 25 triệu dân. Tuy nhiên, sự khai thác rừng quá mức trong thời gian qua đã làm rừng bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Các nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế, biến đổi khí hậu cũng như những yếu tố khách quan khác đã ảnh hưởng tiêu cực đến tính đa dạng của rừng Việt Nam và đang trên đà gia tăng.
Dự án này là một phần của thỏa thuận giữa TBI Việt Nam và Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (FSIV) nhằm hỗ trợ FSIV thông qua các dự án nghiên cứu tiến sỹ và hậu tiến sỹ.
Rừng tự nhiên bị phân mảnh và/hoặc chia cắt nhỏ ngày càng trở lên phổ biến. Nguyên nhân chính là do tác động của con người, chẳng hạn như việc chuyển đổi rừng tự nhiên thành đất canh tác nông nghiệp, trồng rừng, hoạc khai thác rừng lấy gỗ.
Nhu cầu ngày càng tăng của các loại hình lâm sản là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng khai thác bừa bãi rừng tự nhiên cũng như rừng sản xuất ở Việt Nam. Khai thác rừng thiếu bền vững đã tồn tại khá lâu ở Việt Nam, vì vậy cần có chính sách phù hợp và kịp thời để giải quyết tình trạng này. Rừng sản xuất chủ yếu bao gồm các loài cây mọc nhanh, vì vậy không phù hợp cho xây dựng hoặc sản xuất các mặt hàng gỗ. Vì vậy, đã góp phần tạo ra tình trạng khai thác gỗ rừng tự nhiên trái phép. Ở tầm quốc tế, việc khai thác gỗ thiếu bền vững ở rừng nhiệt đới là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng phát thải khí cac-bon. Tác hại của hình thức khai thác này đã được ghi rõ trong Chương trình Giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính do mất rừng và suy thoái rừng (REDD+) của Liên Hiệp Quốc.