Báo cáo Các loại hình sinh kế gắn với quản lý, sử dụng đất và rừng phù hợp với nhóm đối tượng phụ nữ và thanh niên trong bối cảnh BĐKH ở vùng lưu vực sông Srepok, tỉnh Đắk Lắk

Ấn phẩm

Tác giả: Nhóm tư vấn Đại học Tây Nguyên

Viet Nam - 2020

Ngôn ngữ: Vietnamese

Tải xuống

Trong thời gian qua, do việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp ở Tây Nguyên diễn ra quá mạnh, không kiểm soát được cộng với việc sử dụng đất không hợp lý đã làm cho các thảm thực vật ở đây bị suy giảm cả về diện tích và chất lượng, kéo theo tình trạng xói mòn, rửa trôi đất xảy ra ngày càng nhiều. Hiện nay ở nhiều nơi trong vùng Tây Nguyên, trong đó có vùng lưu vực sông Srepok thuộc tỉnh Đắk Lắk đã có biểu hiện của sự biến đổi khí hậu (BĐKH), đó là hạn hán ngày càng khốc liệt vào mùa khô, mưa lũ ngày càng bất thường vào mùa mưa làm cho cây trồng vật nuôi không thể phát triển tốt được. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh lương thực (ANLT) của người dân, trong đó có nhóm đối tượng là thanh niên và phụ nữ, cũng như gây tác động xấu đến môi trường, làm gia tăng thêm các tác động bất lợi của BĐKH (Bạch Hồng Việt, 2017).

Là một tổ chức khoa học công nghệ trong Liên minh Sinh kế xanh (GLA) đang thực hiện nhiều hoạt động nghiên cứu ở vùng Tây Nguyên nói chung và vùng lưu vực sông Srepok nói riêng, Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới (Tropenbos Việt Nam) rất quan tâm đến việc nghiên cứu, xác định được các loại hình sinh kế gắn với sử dụng đất, rừng phù hợp với thanh niên và phụ nữ trong bối cảnh BĐKH trong khu vực. Từ đó để xuất các bên liên quan phát triển, nhân rộng các loại hình sinh kế này nhằm đảm bảo ANLT trong vùng đồng thời giảm nhẹ tác động của BĐKH đến cuộc sống người dân. 

Order this publication

*
*
*
*
*
*

Các trường sau đây được điền chưa đúng:

  •