Tác động khai thác đối với các-bon và động thái quần thể của rừng lá rộng thường xanh ở Tây Nguyên Việt Nam

Viet Nam

Tác động khai thác đối với các-bon và động thái quần thể của rừng lá rộng thường xanh ở Tây Nguyên Việt Nam

Nhu cầu ngày càng tăng của các loại hình lâm sản là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng khai thác bừa bãi rừng tự nhiên cũng như rừng sản xuất ở Việt Nam. Khai thác rừng thiếu bền vững đã tồn tại khá lâu ở Việt Nam, vì vậy cần có chính sách phù hợp và kịp thời để giải quyết tình trạng này. Rừng sản xuất chủ yếu bao gồm các loài cây mọc nhanh, vì vậy không phù hợp cho xây dựng hoặc sản xuất các mặt hàng gỗ. Vì vậy, đã góp phần tạo ra tình trạng khai thác gỗ rừng tự nhiên trái phép. Ở tầm quốc tế, việc khai thác gỗ thiếu bền vững ở rừng nhiệt đới là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng phát thải khí cac-bon. Tác hại của hình thức khai thác này đã được ghi rõ trong Chương trình Giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính do mất rừng và suy thoái rừng (REDD+) của Liên Hiệp Quốc.

Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm tạo ra thông tin bổ ích và có liên quan đến chính sách quản lý lâm nghiệp với sự quan tâm đúng mức đối với nhu cầu thị trường cũng như các vấn môi trường. Các câu hỏi cần giải quyết baogồm: Phương pháp khai thác nào là bền vững, và áp dụng ở quy mô nào ? Tác động của các loại hình khai thác đối với lượng các-bon được rừng lưu trữ ? Lượng các-bon mà rừng tự nhiên của Việt Nam có thể lưu trữ là bao nhiêu ?

Nghiên cứu sinh Vũ Thành Nam, hiện đang công tác tại Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, đã triển khai nghiên cứu về chủ đề này từ tháng 5 năm 2012. Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm xác định phương pháp khai thác bền vững đồng thời dự đoán khả năng lưu trữ các-bon ở các kiểu rừng Việt Nam.

Dự án hiện đã hoàn tất quá trình thu thập dữ liệu phục vụ xây dựng các phương trình dự đoán sinh khối và khả năng lưu trữ các-bon ở các địa điểm nghiên cứu. Ông Nam hiện đang tiếp tục xây dựng các mô hình tương quan sinh trưởng nhằm dự đoán chính xác sinh khối của các loài cây gỗ, cả trên và dưới mặt đất.

Thời gian

2009 - 2014

Mục tiêu

Mục tiêu của dự án bao gồm: 1) Xây dựng phương pháp luận để ước tính dự trữ các-bon của rừng lá rộng thường xanh; 2) thiết lập cơ sở dữ liệu các-bon thể hiện khả năng lưu trữ các-bon của một số loài cây rừng thông dụng ở rừng Việt Nam; 3) định lượng và mô hình hóa sự biến động các-bon ở rừng chưa khai thác và rừng đã khai thác; 4) định lượng biến động quần thể của một số loài cây thường bị khai thác, tập trung vào lượng các-bon của những kiểu rừng này.