Động thái quần thể và hình thức phát tán của các loài cây ở rừng bị phân mảnh

Viet Nam

Động thái quần thể và hình thức phát tán của các loài cây ở rừng bị phân mảnh

Rừng tự nhiên bị phân mảnh và/hoặc chia cắt nhỏ ngày càng trở lên phổ biến. Nguyên nhân chính là do tác động của con người, chẳng hạn như việc chuyển đổi rừng tự nhiên thành đất canh tác nông nghiệp, trồng rừng, hoạc khai thác rừng lấy gỗ.

Rừng bị phân mảnh là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng mất đa dạng sinh học, đe dọa tính toàn vẹn của hệ sinh thái, và làm cho rừng dễ bị tác động bới các yếu tố bên ngoài. Rừng bị phân mảnh thành các khu rừng nhỏ sẽ làm giảm khả năng tái sinh tự nhiên và giảm sự trao đổi nguồn gen.

Số liệu thu thập được từ nghiên cứu này sẽ là cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển rừng trong tương lai.

Nghiên cứu sẽ tập trung phân tích động thái quần thể và việc trao đổi nguồn gen của 3 loài cây đã xác định (Chò đen, Sâng, Lim xanh- Palaquium annamense, Canarium benggalensis, and Prashorea stellata). Nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin về khả năng thụ phấn và phát tán hạt của các loài cây trong rừng bị phân mảnh. Đây là cơ sở để xây dựng các giải pháp bảo tồn và quản lý nhằm duy trì sự ổn định của 3 loài cây nói trên.

Nghiên cứu được triển khai từ năm 2010. Theo đó, nghiên cứu sinh Hà Văn Tiệp đã tiến hành chọn các ô mẫu có kích thước khác nhau từ 1, 5, 10, 20, 40, 100 đến 150 m2 –đối với 3 loài cây nghiên cứu. Các ô mẫu được thiết lập ở huyện Nam Đông và Vườn Quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, số liệu về tăng trưởng, động thái quần thể, và thành phần loài sẽ được thu thập hàng năm từ các điểm nghiên cứu, với diện tích mỗi điểm nghiên cứu là 9 ha, để cập nhật vào cơ sở dữ liệu. Sau 3 đợt thu thập số liệu hiện trường, ông Tiệp hiện đã có 80% số liệu nghiên cứu cần thiết.

Bên cạnh số liệu thô, các mẫu mô lá của Chò đen đã được thu thập ở 3 mảnh rừng ở Nam Đông để phân tích sự đa dạng gen. Các mô lá hiện đang được phân tích DNA tại phòng thí nghiệm. Số liệu nghiên cứu và kết quả phân tích không những phục vụ cho chính dự án này mà còn cung cấp số liệu cho các nhà nghiên cứu khác tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Thời gian

2009 - 2014

Mục tiêu

Mục tiêu của dự án là nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về động thái quần thể và đặc điểm trao đổi nguồn gen của các loài cây ở rừng bị phân mảnh nhằm xây dựng các giải pháp bảo tồn bền vững cho các loài cây rừng Việt Nam.